Gia đình 5 người phải đi ở nhờ vì nhà cháy
Đối với các giai đoạn cao điểm như dịp cuối năm, cận tết Nguyên đán, NAPAS luôn chuẩn bị kế hoạch sẵn sàng về hệ thống và nguồn lực; xây dựng phương án, kịch bản ứng cứu sự cố và dự phòng cho các hệ thống thông tin quan trọng; tăng cường nhân sự liên tục trực 24/7 để sẵn sàng hỗ trợ các ngân hàng, trung gian thanh toán và doanh nghiệp.Quyền Linh giúp cậu bé mồ côi thực hiện ước mơ dành cho người mẹ đã khuất
Tối 12.2, Q.Hải An, TP.Hải Phòng tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Cụm di tích Từ Lương Xâm - Căn cứ bản doanh của Ngô Quyền năm 938 và tổ chức Lễ hội truyền thống Từ Lương Xâm năm 2025.Cụm di tích Từ Lương Xâm - Căn cứ bản doanh của Ngô Quyền năm 938 tọa lạc tại P.Nam Hải (Q.Hải An) là nơi Đức vương Ngô Quyền đặt đại bản doanh trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Nam Hán trên dòng sông Bạch Đằng lịch sử. Đây cũng là một trong 24 di tích lịch sử trên địa bàn Q.Hải An thờ Đức Vương Ngô Quyền và được suy tôn là "Từ Cả", nơi đứng đầu phụng thờ Đức Vương Ngô Quyền.Đáng chú ý, nơi này còn là chứng tích lịch sử, lưu giữ lại về một trận Bạch Đằng giang "vang dội đến nghìn thu" với nhiều giá trị lịch sử lớn lao để lại cho hậu thế ngày nay.Cụm di tích Từ Lương Xâm - Căn cứ bản doanh của Ngô Quyền lưu giữ 125 hiện vật, cổ vật và 25 đạo sắc phong niên đại từ năm 1522 đến 1924 của các triều đại Lê sơ, Mạc, Lê Trung Hưng, Tây Sơn, Nguyễn.Đặc biệt, nơi đây còn lưu giữ 3 chiếc cọc, được cho là chứng tích của trận Bạch Đằng lịch sử năm 938. Với những giá trị và ý nghĩa đó, năm 1986, Từ Lương Xâm được Bộ Văn hóa (nay là Bộ VH-TT-DL) xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Năm 2022, lễ hội truyền thống Từ Lương Xâm được Bộ VH-TT-DL công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.Mới đây, vào ngày 17.1, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt cụm di tích Từ Lương Xâm - Căn cứ bản doanh của Ngô Quyền năm 938.Như vậy, đến nay, Hải Phòng có 5 di tích được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt. Trong đó, di tích danh lam thắng cảnh quần đảo Cát Bà được công nhận vào năm 2013; di tích lịch sử Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm được công nhận vào năm 2015.
Ngành eSports 2023: nhiều thách thức và biến động
Ngày 24.1, ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, cho biết TP.Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD-ĐT và Sở Tài chính Hà Nội về việc hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo quy định tại Nghị định số 73 của Chính phủ.Theo đó, các thầy giáo, cô giáo đang công tác tại các trường thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục trên địa bàn thành phố sẽ được bảo đảm quyền lợi theo quy định tại Nghị định số 73. Dự kiến, các thầy giáo, cô giáo sẽ được nhận thưởng sau khi HĐND thành phố họp và thông qua nghị quyết.Nghị định số 73 quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, từ ngày 1.7.2024, cán bộ, công chức, viên chức được hưởng chế độ tiền thưởng căn cứ vào thành tích công tác và kết quả đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm. Quỹ tiền thưởng hằng năm tại quy định này nằm ngoài quỹ khen thưởng theo quy định của luật Thi đua, khen thưởng và được xác định bằng 10% tổng quỹ tiền lương cơ bản. Đây là lần đầu tiên, cán bộ, công chức, viên chức có khoản này.Tuy nhiên, đầu tháng 1 vừa qua hơn 500 giáo viên Hà Nội đã viết "tâm thư" kiến nghị lãnh đạo thành phố xem xét vì hàng nghìn giáo viên trường công lập nhưng không được nhận khoản tiền thưởng theo Nghị định 73.Bất cập này xuất phát từ việc ngày 10.12.2024, HĐND TP.Hà Nội thông qua Nghị quyết 46/2024/NQ-HĐND quy định chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước đảm bảo chi thường xuyên thuộc TP.Hà Nội quản lý.Với nghị quyết này, rất nhiều giáo viên trên địa bàn Hà Nội, do thành phố quản lý, sẽ không thuộc đối tượng thụ hưởng. Lý do là các đơn vị sự nghiệp giáo dục đang thực hiện thí điểm đặt hàng dịch vụ giáo dục từ năm học 2023 - 2024 bị phân loại thành đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên.Thông thường, đơn vị tự chủ có nguồn thu để đảm bảo hoạt động, không dùng ngân sách nhà nước, tùy theo mức độ. Tuy nhiên, các trường được xếp vào diện "tự chủ chi thường xuyên" ở Hà Nội vì trong giai đoạn thí điểm nên vẫn được nhà nước đảm bảo kinh phí.Nhằm bảo đảm quyền lợi giáo viên, Sở GD-ĐT Hà Nội và Sở Tài chính đã có văn bản báo cáo, đề xuất cơ quan có thẩm quyền có phương án hỗ trợ các cơ sở giáo dục thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục.Sau đó, ngày 10.1, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội đã ký Tờ trình số 82/TTr-SGDĐT, gửi UBND TP.Hà Nội đề nghị xây dựng Nghị quyết về việc cập nhật chi phí thực hiện chế độ tiền thưởng theo quy định tại Nghị định số 73 của Chính phủ và chi phí chi thu nhập tăng thêm theo quy định tại Nghị quyết số 46 của HĐND thành phố theo trình tự, thủ tục rút gọn.Năm học 2024 - 2025, Hà Nội có 119 cơ sở giáo dục trực thuộc Sở GD-ĐT Hà Nội và 250 cơ sở trực thuộc quận, huyện đang thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục với hàng nghìn giáo viên, nhân viên.
Ngày 17.1, Chi cục dân số - kế hoạch hóa gia đình (Sở Y tế TP.HCM) tổng kết công tác dân số năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Trong đó, đáng chú ý nhất là số trẻ em được sinh ra trong năm 2024 tăng.Ông Phạm Chánh Trung, Chi cục trưởng Chi cục dân số - kế hoạch hóa gia đình, cho biết năm 2024, TP.HCM ước tính có 64.438 trẻ em được sinh ra, tăng 825 trẻ so với 2023. Như vậy, dự ước sinh năm 2024 là 12,42%, tăng 0,27% so với 2023, chưa đạt chỉ tiêu đề ra là tăng 0,5%. Dự ước tổng sinh năm 2024 là 1,4 con/phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.Trong đó, chênh lệch giới tính trẻ em khi sinh ra trong năm 2024 là 106,1 trẻ nam/100 trẻ nữ (33.173 trẻ nam/31.265 trẻ nữ), giảm so với năm 2023 (107,9 trẻ nam/100 trẻ nữ).Tỷ lệ phụ nữ mang thai sàng lọc trước sinh đạt hơn 86,4%, tỷ lệ trẻ em sống sàng lọc sơ sinh đạt gần 84%, đều tăng so với năm 2023.Mục tiêu năm 2025 của ngành dân số TP.HCM là thực hiện đạt 1,4 con/phụ nữ, tăng 0,5% mức sinh so với năm 2023, tăng lỷ lệ bà mẹ khám thai và sàng lọc sơ sinh; tăng tỷ lệ tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân..Trong nỗ lực giải quyết tình trạng mức sinh thấp, ngành dân số tuyên truyền vận động người dân thực hiện thông điệp "mỗi cặp vợ chồng sinh đủ hai con".Ngành dân số nâng cao chất lượng của đội ngũ cộng tác viên dân số. Tham mưu hướng dẫn triển khai thực hiện chính sách khen thưởng, hỗ trợ đối với tập thể, cá nhân thực hiện tốt công tác dân số trên địa bàn TP.HCM khi được ban hành. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn và tuyên truyền chính sách khen thưởng, hỗ trợ đối với tập thể, cá nhân thực hiện tốt công tác dân số đến các ban, ngành, đoàn thể, cán bộ, công chức, đảng viên và toàn nhân dân.Tính đến hết tháng 12.2024, đã có 493.926 người cao tuổi tại TP.HCM được khám sức khỏe định kỳ và lập hồ sơ theo dõi sức sức khỏe ban đầu tại nơi cư trú. Tuổi thọ trung bình người dân TP.HCM là 76,7. Năm 2025, TP.HCM sẽ tăng 15% người cao tuổi khám sức khỏe định kỳ và tăng tuổi thọ trung bình đạt 76,8.
Google mở miễn phí chức năng chỉnh sửa ảnh AI đến iOS và Android
Chiều 20.3, anh Trần Văn Hữu (30 tuổi, ngụ xã Văn Hải, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang được điều trị, chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện ở H.Quỳnh Lưu. Anh Hữu là một trong 4 ngư dân bị chìm tàu cá được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa vào bờ chiều tối 19.3. Nằm trên giường bệnh, anh Hữu vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về khoảng thời gian gặp nạn và chống chọi với tử thần khi bị trôi dạt trên biển suốt 30 giờ trong thời tiết giá lạnh. Anh Hữu cho hay, chiều 17.3, anh cùng 3 ngư dân khác lên tàu cá mang số hiệu NA 80209-TS, do ông Nguyễn Văn Cương (45 tuổi, ngụ cùng xã) làm thuyền trưởng, ra khơi đánh cá. Trên tàu cá lúc này, ngoài ông Cương, anh Hữu còn có ông Bùi Sỹ Nhất (48 tuổi) và anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi, đều ngụ H.Quỳnh Lưu). Khi tàu cách đất liền khoảng hơn 20 hải lý, thuyền trưởng cho neo tàu để đánh bắt hải sản. Khi mới đánh bắt được 1 mẻ cá thì hệ thống máy tời bị hỏng, ông Cương chỉ đạo thuyền viên thu gom lưới để quay vào bờ sửa chữa. "Khoảng 3 giờ sáng 18.3, khi tàu cách đảo Mắt (Nghệ An) khoảng 6 hải lý thì gặp sự cố ống dẫn nước dưới khoang tàu. "Khi phát hiện ra thì nước đã tràn vào ngập máy. Tôi hoảng quá hét lên. Các anh trên tàu cố gắng gọi thuyền bạn và cơ quan chức năng ứng cứu nhưng nước ngập làm mất điện, hệ thống không phát được tín hiệu được nữa", anh Hữu kể. Chỉ khoảng 5 phút sau, tàu cá đã chìm. "Không ai kịp trở tay vì đêm rất tối. Tàu chìm, chúng tôi không kịp lấy áo phao để mặc nữa, chỉ lấy được 3 tấm xốp nắp đậy hầm đá làm phao", anh Hữu kể tiếp. Không đủ mỗi người một tấm xốp nên ông Cương cùng anh Tuấn Anh phải cùng nhau bám chung một tấm xốp. Giữa đêm tối mịt mùng và sóng biển rất lớn, 4 ngư dân nắm tay nhau động viên, chờ lực lượng cứu hộ. Tuy nhiên, theo anh Hữu, khoảng 1 tiếng sau, do sóng lớn, trời rét nên sức bị xuống nhanh, 4 ngư dân này buộc phải buông tay nhau ra. "Lúc đó trời rất tối nên không nhìn thấy nhau. Chúng tôi chỉ cố gắng nói to để động viên nhau cố gắng bình tĩnh. Một lúc sau thì không còn nghe tiếng ai nữa", anh Hữu kể. Trời sáng, quá lạnh và trôi dạt nhiều giờ nên anh Hữu kiệt sức, nhiều lần thấy tàu cá của ngư dân đi ngang qua, anh cố sức hét lên để cầu cứu nhưng không ai nghe thấy. Đến xế chiều cùng ngày, đói và mệt lả, anh Hữu nhặt được con cá chết nổi trên biển nên vội vàng xé cá ăn để lấy sức. "Đến sáng 19.3, tôi gần như kiệt sức, may vớ được chai nước trôi qua, mở ra vẫn còn mấy ngụm nước, uống nên cũng đỡ khát", anh Hữu nói. Trưa 19.3, phát hiện một tàu cá đi ngang qua, anh Hữu cố gắng dùng chút sức lực còn lại để bơi lại gần, cắt ngang trước mũi tàu kêu cứu và được các ngư dân trên tàu cá này phát hiện, đưa lên tàu. Trong số 3 ngư dân còn mất tích, anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi), người trẻ nhất trong số 4 ngư dân. Ông Lê Văn Thân, bố của anh Tuấn Anh, cho biết con trai ông đang học chứng chỉ tàu Đông Nam Á để theo nghiệp phục vụ tàu vận tải. Tranh thủ thời gian chưa quay lại trường, Tuấn Anh xin đi làm thuê trên tàu cá này để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Đây là chuyến ra khơi thứ 2 của Tuấn Anh. Ông Thân đang rất lo lắng cho con trai vì thời tiết trên vùng biển tàu cá này gặp nạn giá lạnh, sóng lớn. Kế bên nhà Tuấn Anh, chị Phạm Thị Thủy (39 tuổi, vợ ông Cương) cũng đang nóng ruột chờ tin chồng. "Chỉ hy vọng anh đã được tàu cá nào đó cứu lên rồi, nhưng vì đang yếu quá chưa gọi về thông báo cho vợ con được", chị Thủy cầu mong. Anh Phạm Văn Đăng, chủ tàu cá NA 80209-TS, cho biết sau khi xác định được vị trí tàu cá chìm trên biển, anh đã liên hệ đội trục vớt tàu ra đưa tàu lên vì nghi ngờ các thuyền viên có thể mắc kẹt trong tàu. Nhưng kế hoạch này đã tạm dừng sau khi anh Hữu được cứu sống. 30 tàu cá của ngư dân địa phương cũng đang phối hợp với các lực lượng chức năng đi tìm kiếm 3 ngư dân đang mất tích. Trung tá Nguyễn Ngọc Thìn, Trưởng đồn biên phòng Quỳnh Thuận, cho biết công tác tìm kiếm 3 ngư dân mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng và ngư dân địa phương triển khai tích cực. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cũng cử lực lượng, phương tiện phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An mở rộng phạm vi tìm kiếm các ngư dân gặp nạn.